Hiểu về Câu chuyện của người dùng (User stories)

Hiểu về Câu chuyện của người dùng (User stories)

Cập nhật vào:bởi: Bao Nguyen
user stories
customer skill
product owner

Câu chuyện của người dùng là gì?

Nếu làm kinh doanh và bạn bỗng dưng kết nối được với 1 người bạn mới chuyên về mảng kỹ thuật, chắc hẳn đâu đó bạn sẽ nghĩ: "Cái thằng này nó nói cái gì chẳng hiểu nổi...". Thế giới của mỗi người là khác nhau. Cùng một sự vật hiện tượng nhưng ảo ảnh của nó sau khi đi xuyên qua đồng tử vào não cũng khác nhau nốt.

Trong team phát triển cũng vậy, có thể cùng một chủ đề nhưng mỗi người lại hiểu một cách khác nhau, dẫn tới sản phẩm đầu ra khác một trời một vực với những gì khách hàng tưởng tượng. Để giảm thiểu tình trạng này, team phát triển thống nhất 1 góc nhìn duy nhất khi nói về sản phẩm: góc nhìn của người dùng cuối.

We plan our work in small, customer-centric pieces.

Câu chuyện của người dùng (user story) được dùng khi lên kế hoạch phát triển sản phẩm, là một bản gợi nhớ cho team về một nhu cầu của người dùng mà team cần đưa ra thảo luận để phát triển.

Cách viết một Câu chuyện người dùng chuẩn chỉnh

Lấy một vài ví dụ:

  1. Tạo báo cáo xuất nhập tồn kho sản phẩm
  2. Gửi email xác nhận sau khi thanh toán thành công
  3. Tự động deploy sau khi merge code vào nhánh main
  4. Thêm automation test cho phần đăng ký khoá học

Ví dụ 1. và 2. là 2 câu chuyện tốt, bất cứ thành viên nào của team cũng có thể hiểu được nội dung và mục đích của câu chuyện. Nó thể hiện 2 điểm:

  • Giá trị đem lại cho khách hàng
  • Mỗi câu chuyện nghe rất có đầu đuôi, mang tính toàn vẹn và ít phụ thuộc vào câu chuyện khác

Ở ví dụ 3., bạn thiết kế nhìn vào chỉ biết cho qua chứ "nó nói cái zậy chòi". Có thể viết lại thành: Thêm chức năng tự động phản ánh thay đổi trong mã nguồn lên website.

Ở ví dụ 4. có thể sửa lại thành: Đảm bảo hoạt động của cụm chức năng đăng ký khoá học

Để cho thống nhất, chúng ta nên sử dụng format Connextra như sau:

Là 1 (vai trò của bạn), tôi muốn (cái rì đó) để (cái rì đó).

Viết lại các ví dụ theo chuẩn Connextra như sau:

  1. Là một người dùng cuối, tui muốn thêm báo cáo xuất nhập hàng để theo dõi lưu kho.
  2. Là một người dùng cuối, tui muốn được gửi mail sau khi thanh toán thành công để khỏi phải lăn tăn có chuyển nhầm tiền không/ xử lý nhanh khi chuyển nhầm thiệt.
  3. Là một dev, tui muốn tự động phản ánh thay đổi trong mã nguồn lên website để có thời gian xem top top nhiều hơn
  • ờm, hông ổn lắm, ghi vậy đảm bảo tụi nó cho mình làm tay tiếp, sửa lại xíu
  • Là khách hàng, tui muốn phản ánh thay đổi trong mã nguồn lên website một cách nhanh nhất để có thể xem và feedback sớm nhất
  • phương thức hiện thực hoá ở đây là tự động deploy, nhưng phương thức thì k nên bỏ vào User story.
  1. Là khách hàng, tui muốn đảm bảo phần đăng ký khoá học luôn hoạt động ổn để tránh gây ấn tượng xấu với người dùng cuối
  • phương thức ở đây là thêm automation test để nếu có bug thì phát hiện ra sớm nhất có thể

Nếu bạn khó khăn với việc bắt đầu câu chuyện bằng vai trò là khách hàng/người dùng cuối, thì hãy ngẫm lại xem câu chuyện này có thật sự đáng làm không nha.

Một vài kinh nghiệm để viết Câu chuyện người dùng hiệu quả

Nếu một câu chuyện là quá dài, hãy:

  • Chia nhỏ nó ra theo thứ tự ưu tiên: thay vì nói Cải thiện trang thanh toán hãy chia ra thành thêm phương thức thanh toán - ưu tiên cao, thêm mã giảm giá - ưu tiên thấp, thêm chức năng mua tặng người quen - ưu tiên thấp
  • Chia nhỏ theo từng bước trong hoạt động: thêm phương thức thanh toán VISA có thể chia ra thành nhận thông tin thẻ, kiểm tra tính khả dụng của thẻ VISA, thực hiện thanh toán
  • Chia nhỏ theo CRUD (create, read, update, delete): thay vì quản lý hoá đơn sau khi thanh toán, chia thành tạo hoá đơn, chi tiết hoá đơn, cập nhật hoá đơn, xoá hoá đơn
  • Chia nhỏ theo trạng thái: thay vì thực hiện thanh toán, chia thành xử lý thanh toán thành công, xử lý thanh toán thất bại, xử lý hoàn tiền
  • Chia nhỏ theo hiệu xuất: thay vì xử lý thanh toán thành công, chia thành xử lý thanh toán thành cônghỗ trợ thanh toán 1000 đơn 1 giây ($$$$)

Vậy bạn đã viết Câu chuyện người dùng tốt chưa?

Kiểm điểm bản thân xíu nào:

  • Các thành viên khác trong team có hiểu bạn đang nói gì không?
  • Khách hàng nhìn vào có hiểu team đang làm gì không?
  • Công việc đã được băm nhỏ chưa?
  • Bạn có tốn nhiều thời gian để viết Câu chuyện người dùng không?

Mở rộng việc kinh doanh của bạn lên môi trường trực tuyến cùng DIDIVU

Build with by Didivu Team

© Copyright 2025. All rights reserved.